Dân tộc Kinh
Cư trú: Người Kinh cư trú khắp các tỉnh, nhưng đông nhất là các vùng đồng bằng và thành thị.

* Tên gọi khác: Việt.

* Dân số: Có khoảng 65 triệu người, chiếm khoảng 87% dân số cả nước.

* Cư trú: Người Kinh cư trú khắp các tỉnh, nhưng đông nhất là các vùng đồng bằng và thành thị.

Áo dài truyền thống - ảnh minh họa

* Ngôn ngữ: Tiếng Kinh thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường.

* Kinh tế: Người Kinh làm ruộng nước. Trong nghề trồng lúa nước, người Kinh có truyền thống đắp đê, đào mương. Nghề làm vườn, trồng dâu nuôi tằm, nghề chăn nuôi gia súc và gia cầm, đánh cá sông và cá biển đều phát triển. Nghề gốm có từ rất sớm.

* Ăn: Người Kinh có tập quan ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, uống nước chè, nước vối. Ngoài cơm tẻ, cơm nếp, còn có cháo, xôi. Mắm tôm, trứng vịt lộn là món ăn độc đáo của người Kinh.

* Trang phục: Bộ trang phục cổ truyền của người Kinh Bắc Bộ: đối với đàn ông là bộ bà ba màu nâu, đối với phụ nữ là áo thứ thân, yêm, quần cũng màu nâu. Ở đồng bằng Nam Bộ, cả nam và nữ đều mặc bộ bà ba đen.

* Ở: Làng người Kinh thường trông tre bao bọc xung quanh, nhiều nơi có cổng làng chắc chắn. Mỗi làng có đình là nơi hội họp và thờ cúng chung. Người Kinh sống ở nhà đất.

Hát quan họ - ảnh minh họa

* Hôn nhân – gia đình: Trong gia đinhg người Kinh, người chồng ( người cha) là chủ. Con cái lấy họ theo cha và họ hàng phía cha là ' họ nội', còn đằng mẹ là ' họ ngoại'. Con trai đầu có trách nhiệm tổ chức thờ phụng cha mẹ, ông bà đã khuất. Mỗi họ có nhà thờ họ, có người trưởng họ quán xuyến việc chung.

Hôn nhân theo chế độ một vợ một chồng. Việc cưới xin phải trải qua nhiều nghi thức, nhà trai hỏi vợ và cưới vợ cho con. Sau hôn lễ, cô dâu về ở nhà chồng. Người Kinh coi trọng sự trinh tiết đức hạnh của các cô dâu, đồng thời chú ý đến gia thế xuất thân của họ.

* Thờ cúng: Người Kinh thờ cúng tổ tiên. Nhũng người quá cố được con cháu cúng giỗ hàng năm vào ngày họ chết. Mồ mả của họ thường xuyên được thăm viếng, chăm sóc.

* Tín ngưỡng: Hàng năm người nông dân có hàng loạt lễ hội, lễ tết gắn liền với các tín ngưỡng nông nghiệp. Ngoài ra, đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão, đạo Thiên chúa từ ngoài du nhập vào được tiếp nhận ở các mức độ khác nhau.

Lễ hội đua thuyền - ảnh minh họa

* Văn hóa: Vốn văn học cổ của người Kinh khá lớn: Có văn học miện ( truyện cổ, ca dao, tục ngữ) có văn học viết bằng chữ ( những áng thơ, văn, bộ sách, bài hịch). Nghệ thuật phát triển sớm và đạt trình độ cao về nhiều mặt: ca hát, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, múa, diễn xướng. Hội làng hàng năm là một dịp sinh hoạt văn nghệ rôm rả, hấp dẫn nhất ở nông dân.

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1