Đẩy mạnh sản xuất tiêu dùng bền vững góp phần phát triển kinh tế
Sản xuất và tiêu dùng bền vững đang là xu thế tất yếu hiện nay. Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững, nhằm phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bảo vệ môi trường, góp phần giảm nghèo và tái cơ cấu kinh tế.

 

Thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 04/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030. UBND tỉnh Sơn La đã triển khai xây dựng Kế hoạch hành động, lộ trình thực hiện Chương trình, lồng ghép các nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong các văn bản chính của tỉnh.

Chú trọng quản lý hoạt động xả thải, đặc biệt xả thải hóa chất độc hại ra môi trường để ban hành quy định pháp luật đầy đủ, phù hợp nhằm đảm bảo phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường, cải tạo phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm, cải thiện môi trường sống của nhân dân. Thực hiện nghiêm chế độ đăng ký hoạt động hóa chất, đặc biệt đối với những hóa chất độc hại; nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu về an toàn hóa chất, kết hợp kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật. Đến nay trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra sự cố về hóa chất gây hậu quả nghiêm trọng.

 Phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh đã được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Đến hết năm 2020, khoảng 90,5% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị và 75% chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn được thu gom, cơ bản đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hiện tại, UBND tỉnh Sơn La đang thu hút đầu tư 02 nhà máy phát điện sử dụng chất thải rắn tại huyện Mộc Châu và thành phố Sơn La để kết hợp xử lý chất thải rắn bảo vệ môi trường và phát điện phục vụ phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa; tuyên truyền tiết kiệm năng lượng bằng hình thức phát sổ tay tiết kiệm điện trong hộ gia đình cho 1.755 hộ trên địa bàn tỉnh; triển khai kiểm toán năng lượng cho 02 đơn vị; thực hiện triển khai đề án hỗ trợ đánh giá sản xuất sạch hơn cho 01 đơn vị. Tính đến 15/10/2021 sản lượng điện tiết kiệm trên địa bàn tỉnh Sơn La đạt 10.000.123kWh số tiền tiết kiệm tương ứng là 19,005 tỉ đồng; Kế hoạch đến 31/12/2121 sản lượng điện tiết kiệm trên địa bàn tỉnh Sơn La đạt 13.400.000kWh số tiền tiết kiệm tương ứng là 25,467 tỉ đồng.

Đồng thời, thu hút, hỗ trợ các Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số sản phẩm có lợi thế của tỉnh (chế biến nông sản, thực phẩm, chế biến dược liệu gắn với các vùng nguyên liệu tập trung): Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao; Công ty cổ phần Tập đoàn Mavin…

 Thông qua các đề án khuyến công hỗ trợ các cơ sở công nghiệp đổi mới công nghệ, áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, thân thiện môi trường trong sản xuất (02 đơn vị); Hỗ trợ xây dựng và đăng ký thương hiệu các sản phẩm công nghiệp nông thôn (05 sản phẩm); hỗ trợ thuê tư vấn, trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn trong lĩnh vực thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu ...

 Tổ chức các hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm từng bước nâng cao nhận thức của người dân để từng bước thay đổi hành vi tiêu dùng, khuyến khích tiêu dùng theo hướng tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng. Tuyên truyền về tác hại, khuyến khích hạn chế việc sử dụng bao bì nilon trong sinh hoạt và tiêu dùng, đặc biệt là đối với các siêu thị, trung tâm thương mại, từng bước loại bỏ trong thời gian tiếp theo. Nâng cao nhận thức của người dân tiêu dùng có lợi cho môi trường; hỗ trợ để người dân, cộng đồng triển khai các mô hình tiêu dùng bền vững, tiêu dùng có trách nhiệm.

Triển khai thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (EVFTA, CPTPP, UKVFTA…) trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm của tỉnh. Năm 2021, toàn tỉnh đã xuất khẩu và giới thiệu 17 sản phẩm nông sản sang thị trường 21 nước và vùng lãnh thổ (tăng 05 nước so với năm 2020). Một số sản phẩm tiêu biểu như sản phẩm xoài sang thị trường Nga, Ả Rập, Mông Cổ; sản phẩm nhãn sang thị trường Ba Lan, Hà Lan, Anh; sản phẩm mận sang thị trường Singapore, Malaysia. Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu năm 2021 ước đạt trên 161 triệu USD, trong đó, giá trị hàng hóa nông sản tham gia xuất khẩu ước đạt trên 150 triệu USD (giá trị hàng hóa nông sản quả tươi đạt trên 24 triệu USD, hàng hóa nông sản chế biến đạt trên 126 triệu USD).

Như Thủy

Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1