Thúc đẩy quản lý hiệu quả các khu rừng cộng đồng, gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La
Trong những năm qua, công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm chỉ đạo, độ che phủ rừng tăng ổn định qua các năm, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; công tác phát triển vốn rừng tập trung chỉ đạo theo định hướng phát triển kinh tế nông lâm nghiệp của tỉnh, bước đầu hình thành một số sản phẩm lâm sản đặc thù.

Thúc đẩy quản lý hiệu quả các khu rừng cộng đồng, gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La.

Sơn La là tỉnh nằm ở Trung tâm vùng Tây Bắc diện tích tự nhiên 1.410.983 ha, diện tích rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 817.890 ha, chiếm 58% diện tích tự nhiên của tỉnh. Diện tích rừng hiện có là 641.143,8 ha, tỷ lệ độ che phủ rừng năm 2020 là 45,4%. Rừng trên địa bàn tỉnh có vai trò phòng hộ đầu nguồn rất quan trọng điều tiết nguồn nước cho các công trình thủy điện lớn trên Sông Đà, Sông Mã như Thuỷ điện Sơn La, Thuỷ điện Hoà Bình, Thuỷ điện Huội Quảng, Thuỷ điện Lai Châu, Thuỷ điện Trung Sơn... và còn gắn liền với nguồn sống, sinh kế và ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội của gần 85% dân số ở nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Trong những năm qua, công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm chỉ đạo, độ che phủ rừng tăng ổn định qua các năm, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; công tác phát triển vốn rừng tập trung chỉ đạo theo định hướng phát triển kinh tế nông lâm nghiệp của tỉnh, bước đầu hình thành một số sản phẩm lâm sản đặc thù. Đặc biệt là đóng góp nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng đã góp phần quan trọng vào việc phát triển Lâm nghiệp theo hướng bền vững và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 40.000 chủ rừng được nhận tiền dịch vụ môi trường rừng. Trong đó, trên 2.000 cộng đồng dân cư đang quản lý diện tích trên 350.000 ha, chiếm khoảng trên 54% tổng diện tích rừng, với số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 97 tỷ đến trên 130 tỷ đồng mỗi năm, chiếm khoảng 50% tổng số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng chi cho các chủ rừng trên địa bàn tỉnh hằng năm.

Để việc nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học và định hướng để các cộng đồng dân cư quản lý bảo vệ rừng tốt, sử dụng hiệu quả nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng đảm bảo công khai, minh bạch phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương phục vụ quản lý bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao đời sống người dân đồng thời lưu giữ, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng tốt đẹp gắn với rừng của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với rừng đang được đặt ra và cần có có nhiều giải pháp để thực hiện hiệu quả. Tỉnh Sơn La triển khai dự án “Thúc đẩy quản lý hiệu quả các khu rừng cộng đồng, gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La”. Dự án được đề xuất thực hiện tại 04 xã : Ngọc Chiến (huyện Mường La); Suối Bàng (huyện Vân Hồ); Long Hẹ (huyện Thuận Châu); Mường Sang (Mộc Châu)

Dự án nhằm nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng vùng dự án về quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học; Xây dựng bộ quy ước quản lý, để sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng cho quản lý, bảo vệ rừng và nâng cao đời sống người dân phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương. Thúc đẩy cộng đồng quản lý hiệu quả các khu rừng cộng đồng và lưu giữ bảo tồn các tập quán, tín ngưỡng, lễ hội của cộng đồng liên quan đến bảo vệ rừng gắn liền với đời sống và văn hóa dân tộc thiểu số; quảng bá các sản phẩm nông nghiệp...gắn OCOP du lịch, OCOP các sản phẩm nông lâm nghiệp; xây dựng một số mô hình sinh kế trong cộng đồng.

Thông qua việc xây dựng mạng lưới các khu bảo tồn rừng cộng đồng để học hỏi/chia sẻ kinh nghiệm quản lý bảo vệ rừng rừng cộng đồng, bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số; các vấn đề về phát triển sinh kế; quản lý tài chính cộng đồng; kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi… quảng bá, trao đổi, mua bán các sản phẩm nông lâm nghiệp… trong và ngoài tỉnh.

Diệp Hương

 

Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1