Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2018
I. SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN 1. Nông nghiệp a) Trồng trọt Sản xuất nông nghiệp trong tháng tập trung chủ yếu chăm sóc và thu hoạch cây trồng vụ mùa. Tính đến ngày 15/10 toàn tỉnh đã thu hoạch được 15.232 tấn lúa, 387.899 tấn ngô, 338 tấn khoai lang, 45 tấn đậu tương, 165 tấn lạc, 17.048 tấn rau, đậu các loại. So với cùng kỳ năm trước sản lượng lúa tăng 12,4%, ngô giảm 2,5%, khoai lang tăng 3,0%, đậu tương tăng 60,7%, lạc tăng 5,8%, rau, đậu các loại tăng 9,8%.

Diện tích gieo trồng vụ mùa tính đến thời điểm trên đạt 18.855 ha lúa ruộng, 18.220 ha lúa nương, 123.713 ha ngô, 1.358 ha ngô làm thức ăn chăn nuôi, 218 ha khoai lang, 431 ha đậu tương, 597 ha lạc, 32.702 ha sắn, 3.799 ha dong giềng, 2.777 ha rau, đậu các loại. So với cùng kỳ năm trước, diện tích lúa ruộng tương đương; lúa nương giảm 9,1%; ngô giảm 9,7%; ngô làm thức ăn chăn nuôi tăng 27,6%, khoai lang tăng 3,8%; đậu tương giảm 4,2%; lạc giảm 1,3%; sắn tăng 1,6%; dong giềng tăng 8,1%; rau, đậu các loại tăng 2,6%.

Diện tích cây lâu năm tiếp tục phát triển với diện tích hiện có 43.378 ha cây ăn quả, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2017; 29.341 ha cây lấy sản phẩm chủ yếu cho công nghiệp chế biến, tăng 4,6%. Diện tích cây ăn quả tăng chủ yếu do có chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển của tỉnh, trong 10 tháng năm nay đã trồng mới 5.581 ha cây ăn quả trên đất dốc và 2.021 ha cây ghép lai cho năng suất và chất lượng cao, nâng tổng diện tích cây ăn quả trồng trên đất dốc lên 24.627 ha và 10.331 ha cây lâu năm ghép lai. Diện tích cây trồng đạt tiêu chuẩn VietGap hiện có: 260 ha chè, 289 ha rau các loại, 293 ha nhãn, 105 ha mận, 34 ha xoài, 20 ha na, 17 ha cam, 08 ha chanh leo, 05 ha thanh long, 05 ha dâu tây, 02 ha bơ và 02 ha bưởi.

Sản lượng thu hoạch cây lâu năm tính chung 10 tháng đạt 60.157 tấn nhãn, tăng 50,8% so với cùng kỳ năm trước; 17.819 tấn xoài, tăng 45,2%; 37.307 tấn mận, tăng 3,6%; 24.981 tấn chuối, tăng 15,2%; 160 tấn thanh long, tăng 27,0%; 1.552 tấn cam, tăng 101,3%; 1.680 tấn bưởi, tăng 98,1%; 2.803 tấn bơ, tăng 33,0%; 6.839 tấn chanh leo, tăng 165,5%; 9.380 tấn cà phê, tăng 107,8%; 41.389 tấn chè, tăng 4,1%; 734 tấn cao su, tăng 3,3 lần.

Trong tháng xuất hiện dịch bệnh đối với một số cây trồng: Lúa 666 ha; chè 04 ha; cà phê 95 ha; cây ăn quả 92 ha, tuy nhiên không có diện tích mất trắng, dự ước giá trị thiệt hại 628 triệu đồng.

b) Chăn nuôi

Chăn nuôi gia súc, gia cầm nhìn chung ổn định, không xảy ra dịch bệnh. Đàn trâu toàn tỉnh tháng 10 ước tính 141.277 con, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò 305.405 con, tăng 8,2%; đàn lợn 610.498 con, tăng 1,8%; đàn gia cầm 6.558 nghìn con, tăng 3,5%.

Sản lượng sản phẩm thịt trâu hơi xuất chuồng trong tháng ước đạt 428 tấn, thịt bò 330 tấn, thịt lợn 3.342 tấn, thịt gia cầm 891 tấn, sản lượng sữa tươi 7.572 tấn, trứng gia cầm 6.773 nghìn quả. Tính chung 10 tháng, sản lượng sản phẩm thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 3.971 tấn, tăng 0,6%; thịt bò 4.320 tấn, tăng 5,0%; thịt lợn 37.834 tấn, tăng 0,8%; thịt gia cầm 8.929 tấn, tăng 2,7%; sản lượng sữa tươi 73.739 tấn, tăng 11,7%; trứng gia cầm 56.080 nghìn quả, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước.

Công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm 10 tháng đạt 311.165 liều vắc xin THT trâu, bò; 454.095 liều vắc xin lở mồm long móng; 120.334 liều liều vắc xin dịch tả lợn; 124.000 liều vắc xin dại chó; 1.385.505 liều vắc xin Niu cát xơn và 106.100 liều vắc xin ung khí thán. Công tác kiểm dịch xuất và nhập gia súc, gia cầm đuợc kiểm soát chặt chẽ đảm bảo kịp thời phát hiện và xử lý nhanh các trường hợp mắc bệnh, tránh dịch bệnh lây lan ra diện rộng.

2. Lâm nghiệp

Trong tháng 10 sản lượng gỗ khai thác ước đạt 3.910 m3, giảm 5,6%; củi khai thác ước đạt 65.300 ste, giảm 10,5%. Tính chung 10 tháng, sản lượng gỗ khai thác đạt 33.660 m3, giảm 1,8%; củi khai thác đạt 755.080 ste, tăng 1,9% so với cùng kỳ.

Số vụ vi phạm lâm luật trong tháng 10 là 31 vụ với số tiền phạt vi phạm hành chính 46 triệu đồng. Tính chung 10 tháng, số vụ vi phạm lâm luật là 389 vụ, giảm 13,4% so với cùng kỳ năm trước (do các cấp, các ngành quan tâm, thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng); số tiền phạt vi phạm hành chính là 2.685 triệu đồng, giảm 11,4%; diện tích rừng bị thiệt hại 18,7 ha, giảm 26,2%, trong đó diện tích rừng bị cháy 4,1 ha, giảm 20,0%; diện tích rừng bị chặt phá 14,6 ha, giảm 27,5%.

3. Thuỷ sản

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh đến tháng 10/2018 đạt 2.681 ha, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó diện tích nuôi cá 2.648 ha, giảm 0,7%. Số lồng bè nuôi trồng thủy sản đạt 9.318 chiếc, tăng 4,7% với thể tích đạt 783.786 m3, tăng 3,8%.

Trong tháng 10, sản lượng thuỷ sản ước tính đạt 674,6 tấn, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng nuôi trồng 484,3 tấn, tăng 10,0%; sản lượng khai thác 190,3 tấn, giảm 0,3%.

Tính chung 10 tháng, sản lượng thủy sản ước tính đạt 6.459,6 tấn, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng nuôi trồng 5.451,3 tấn, tăng 10,0%; khai thác 1.008,3 tấn, giảm 0,3%. Sản lượng giống thủy sản đạt 105 triệu con, tăng 5,0%.

II. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

Tháng 10/2018, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh giảm sút với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính giảm 14,8% so với tháng trước và giảm 10,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng tăng 28,5% và giảm 5,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,0% và tăng 12,2%; sản xuất và phân phối điện giảm 15,4% và giảm 12,5%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,1% và tăng 3,9%. Sản xuất công nghiệp tháng 10 giảm chủ yếu do ngành sản xuất điện chiếm tỷ trọng cao trong toàn ngành nhưng sản lượng điện sản xuất trong tháng giảm 16,2% so với tháng trước và giảm 13,0% so với cùng kỳ năm trước (trong đó thuỷ điện Sơn La giảm 24,5% và giảm 10,6%; thuỷ điện Huội Quảng giảm 20,8% và tăng 6,4%).

Tính chung 10 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 4,0% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,2%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,1%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,2%; riêng ngành khai khoáng giảm 16,4%.

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 10 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: In, sao chép bản ghi các loại tăng 33,9%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 20,2%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 13,5%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 9,7%; sản xuất và phân phối điện tăng 4,1%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải tăng 3,1%; dệt tăng 2,7%. Một số ngành có chỉ số sản xuất giảm: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) giảm 73,7%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất giảm 31,7%; sản xuất đồ uống giảm 29,8%; khai khoáng khác giảm 16,4% và khai thác, xử lý và cung cấp nước giảm 2,4%.

Trong 10 tháng năm nay, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Mật đường tăng 102,0%; sản phẩm in khác tăng 37,7%; nước tinh khiết tăng 21,2%; sữa chua, sữa và kem lên men hoặc axít hoá tăng 21,1%; xi măng tăng 20,2%; đường chưa luyện tăng 17,6%. Một số sản phẩm tăng khá: sữa và kem chưa cô đặc, chưa pha thêm đường và chất ngọt khác và điện sản xuất cùng tăng 4,1% (trong đó thuỷ điện Sơn La tăng 0,4%, thuỷ điện Huội Quảng tăng 8,1%); dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể tái chế tăng 3,1%; chè nguyên chất tăng 3,0%. Một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm: Điện thương phẩm tăng 0,4%; nước uống được giảm 3,1%; đá xây dựng các loại giảm 16,4%; bia hơi giảm 36,2%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 10 ước tính 3,1% so với tháng trước và giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, chỉ số tiêu thụ ngành chế biến, chế tạo tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) tăng 165,2%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 67,3%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 33,9%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 11,4%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 1,1%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm: Sản xuất đồ uống giảm 29,1%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất giảm 29,5%; dệt giảm 92,5%.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 10 tăng 115,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 61,3%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 91,8%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với mức tăng chung: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 115,4%;. Dệt tăng 3,3 lần; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 8,5 lần.

III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

Trong tháng 10, toàn tỉnh có 44 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 159,0 tỷ đồng, tăng 100,0% về số doanh nghiệp và giảm 59,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 3,6 tỷ đồng, giảm 80,0%. Cũng trong tháng, toàn tỉnh có 02 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, giảm 50,0% so với cùng kỳ năm trước; 04 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 3,0 lần.

Tính chung 10 tháng năm nay, toàn tỉnh có 249 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.945,0 tỷ đồng, giảm 12,9% về số doanh nghiệp và giảm 33,0% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 7,8 tỷ đồng, giảm 23,0%. Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động là 56 doanh nghiệp, tăng 19,2%; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 33 doanh nghiệp, tăng 73,7%.

IV. HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ

1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa

Tổng mức bán lẻ hàng hoá tháng 10 ước tính đạt 1.694.390 triệu đồng, tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm ngành hàng so với cùng kỳ năm trước đều tăng, trong đó tăng cao nhất là nhóm: ô tô các loại tăng 11,2%; xăng dầu các loại tăng 10,7%; lương thực, thực phẩm tăng 10,1%; nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình, gỗ và vật liệu xây dựng và hàng hoá khác cùng tăng 10,0%; các nhóm ngành hàng khác tăng từ 5,5% đến 9,5%.

Tính chung 10 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 16.026.270 triệu đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Nhóm sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy tăng 11,5%; ô tô các loại tăng 11,4%; xăng, dầu các loại tăng 10,9%; nhóm lương thực, thực phẩm và phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ tùng) cùng tăng 10,7%; nhóm gỗ và vật liệu xây dựng và vật phẩm văn hoá, giáo dục cùng tăng 10,6%; các nhóm ngành hàng khác tăng từ 8,8% đến 10,1%.

2. Doanh thu hoạt động dịch vụ

Doanh thu hoạt động dịch vụ tháng 10 ước tính đạt 463.957 triệu đồng, tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 15.132 triệu đồng, tăng 3,0% và tăng 8,0%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 149.211 triệu đồng, tăng 1,1% và tăng 8,4%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 1.630 triệu đồng, tăng 1,9% và tăng 8,1%; doanh thu dịch vụ khác đạt 297.984 triệu đồng, tăng 1,0% và tăng 9,2%.

Tính chung 10 tháng, doanh thu hoạt động dịch vụ ước đạt 4.489.574 triệu đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Dịch vụ lưu trú tăng 7,4%; dịch vụ ăn uống tăng 8,1%; dịch vụ khác tăng 8,5%; riêng du lịch lữ hành giảm 14,8%.

3. Vận tải hành khách và hàng hoá

Vận tải hành khách và hàng hóa trên các tuyến ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân. Vận tải hành khách tháng 10 ước tính đạt 339 nghìn lượt khách và 30.755 nghìn lượt khách.km, so với tháng trước giảm 0,9% và giảm 0,2%, so với cùng kỳ năm trước tăng 8,4% và tăng 12,7%. Tính chung 10 tháng năm nay, vận tải hành khách đạt 3.136 nghìn lượt khách, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước và 303.249 nghìn lượt khách.km, tăng 8,2%, trong đó vận tải hành khách đường bộ ước đạt 2.844 nghìn lượt khách, tăng 7,8% và 299.981 nghìn lượt khách.km, tăng 8,1%.

Doanh thu vận tải hành khách tháng 10 ước tính đạt 34.708 triệu đồng, giảm 0,6% so với tháng trước và tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 297.661 triệu đồng, tăng 11,1%, trong đó doanh thu vận tải hành khách đường bộ 288.370 triệu đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước.

Vận tải hàng hóa tháng 10 ước tính đạt 434 nghìn tấn và 48.696 nghìn tấn.km, so với tháng trước tăng 1,9% và tăng 1,8%, so với cùng kỳ năm trước tăng 13,3% và tăng 17,0%. Tính chung 10 tháng, vận tải hàng hóa đạt 4.071 nghìn tấn, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước và 465.538 nghìn tấn.km, tăng 9,7%, trong đó vận tải hàng hóa đường bộ ước đạt 4.019 nghìn tấn, tăng 8,9% và 463.940 nghìn tấn.km, tăng 9,7%.

Doanh thu vận tải hàng hóa tháng 10 ước tính đạt 145.804 triệu đồng, tăng 2,1% so với tháng trước và tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 1.397.820 triệu đồng, tăng 10,1%, trong đó doanh thu vận tải hàng hóa đường bộ 1.391.297 triệu đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 10 ước tính đạt 3.792 triệu đồng, tăng 2,8% so với tháng trước và tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 39.203 triệu đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu bốc xếp hàng hóa đạt 578 triệu đồng, tăng 18,0%; doanh thu hoạt động khác 38.625 triệu đồng, tăng 9,6%.

V. VỐN ĐẦU TƯ

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý tháng 10 ước tính đạt 275.844 triệu đồng, tăng 11,9% so với tháng trước và tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 212.416 triệu đồng, tăng 13,8% và tăng 1,5%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 63.428 triệu đồng, tăng 5,9% và tăng 45,9%.

Tính chung 10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 2.137.388 triệu đồng, bằng 76,2% kế hoạch năm và tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh 1.590.583 triệu đồng, bằng 74,0% và tăng 8,7%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện 546.805 triệu đồng, bằng 83,5% và tăng 43,6%.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý tháng 10 và 10 tháng năm nay ước tính tăng cao so với cùng kỳ năm trước do có sự chỉ đạo chặt chẽ, quyết liệt của UBND tỉnh, các huyện, thành phố; các chủ đầu tư đã tập trung đôn đốc các nhà thầu để đẩy nhanh tiến độ các dự án, đặc biệt các dự án lớn, dự án trọng điểm của tỉnh. Tuy nhiên so với kế hoạch giao còn chậm. Để đảm bảo tiến độ, chất lượng các chương trình, dự án, UBND tỉnh, các huyện, thành phố và các chủ đầu tư cần tiếp tục chỉ đạo chặt chẽ, quyết liệt, tăng cường kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân các công trình, dự án trên địa bàn; nâng cao trách nhiệm quản lý của người đứng đầu, các chủ đầu tư; tiếp tục rà soát, cân đối và phân bổ bổ sung các nguồn vốn, trong đó ưu tiên cho dự án khắc phục hậu quả do mưa lũ...

VI. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

1. Thu, chi ngân sách nhà nước

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tháng 10 ước tính đạt 1.366,3 tỷ đồng, tăng 20,2% so với tháng trước và tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Thu cân đối ngân sách nhà nước đạt 670,0 tỷ đồng, tăng 52,3% và tăng 5,5%; thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 683,6 tỷ đồng, giảm 1,6% và tăng 0,3%.

Tính chung 10 tháng, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước tính đạt 14.035,5 tỷ đồng, bằng 105,1% dự toán năm và tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Thu cân đối ngân sách nhà nước đạt 7.057,9 tỷ đồng, bằng 153,9% và tăng 36,1%; thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 6.907,4 tỷ đồng, bằng 78,8% và tăng 8,5%. Trong thu cân đối ngân sách nhà nước, thu nội địa ước đạt 4.023,3 tỷ đồng, bằng 90,4% và tăng 13,9%; thu hải quan ước đạt 57,6 tỷ đồng, bằng 160,1% và tăng 61,6%.

Tổng chi ngân sách nhà nước tháng 10 ước tính đạt 1.550,6 tỷ đồng, tăng 19,6% so với tháng trước và tăng 44,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 11.926,8 tỷ đồng, bằng 91,0% dự toán năm và tăng 34,8% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Chi thường xuyên đạt 8.410,5 tỷ đồng, bằng 93,9% và tăng 29,7%; chi đầu tư phát triển đạt 1.492,3 tỷ đồng, bằng 96,9% và tăng 15,2%; chi chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ mục tiêu đạt 1.595,6 tỷ đồng, bằng 77,1% và tăng 74,3%.

2. Thu chi tiền mặt qua quỹ ngân hàng, tín dụng

Hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn ổn định, tổng thu tiền mặt qua quỹ ngân hàng 10 tháng ước thực hiện 80.632 tỷ đồng, tổng chi tiền mặt ước thực hiện 81.079 tỷ đồng, bội chi 447 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, tổng thu tiền mặt tăng 5,7%, tổng chi tiền mặt tăng 4,0%.

Dư nợ tín dụng ước đạt 32.600 tỷ đồng, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 15.000 tỷ đồng, tăng 24,1%; dư nợ trung dài hạn đạt 17.600 tỷ đồng, tăng 9,7%. Trong tổng dư nợ, dư nợ cho vay các đối tượng chính sách đến 31/9/2018 là 3.909 tỷ đồng, chiếm 12,0%; nợ xấu toàn địa bàn là 277 tỷ đồng, chiếm 0,8%.

Huy động vốn tại địa phương tính đến tháng 10/2018 đạt 16.400 tỷ đồng, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tiền gửi tiết kiệm 13.140 tỷ đồng, tăng 16,4%; tiền gửi các tổ chức kinh tế 3.200 tỷ đồng, tăng 12,0%; tiền gửi giấy tờ có giá 60 tỷ đồng, giảm 53,2%.

VII. XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

1. Xuất khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 10 ước tính đạt 1.652,3 nghìn USD, tăng 6,0% so với tháng trước, chủ yếu do xuất khẩu chè đạt 1.529,7 nghìn USD, tăng 4,3% (mặt hàng này chiếm tỷ trọng lớn với 92,6% trong kim ngạch xuất khẩu); hàng dệt may đạt 60,0 nghìn USD, tăng 73,4%; hạt rau quả các loại đạt 50,0 nghìn USD, tăng 11,1%; xi măng đạt 12,6 nghìn USD, tăng 6,8%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 10 tăng 99,7%, chủ yếu do xuất khẩu chè tăng 131,9%; xuất khẩu xi măng tăng 11,6 lần; xuất khẩu hạt rau quả các loại và hàng dệt may cùng kỳ năm 2017 không phát sinh. Thị trường xuất khẩu chủ yếu trong tháng: Apganixtan, Lào, Nhật Bản, Ấn Độ.

Tính chung 10 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 10.158,4 nghìn USD, tăng 41,0% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch một số mặt hàng chủ lực tiếp tục tăng so với cùng kỳ: Chè đạt 8.801,6 nghìn USD, tăng 34,6%; ngô giống đạt 352,5 nghìn USD, tăng 2,0 lần; xi măng đạt 117,8 nghìn USD, tăng 111,5%. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ: Tơ tằm đạt 112,2 nghìn USD, giảm 74,6%; lõi ngô ép đạt 28,6 nghìn USD, giảm 49,1%. Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Apganixtan vẫn là thị trường lớn nhất với kim ngạch 10 tháng đạt 7.786,3 nghìn USD; tiếp đến là Đài Loan đạt 968,9 nghìn USD; Ấn Độ đạt 694,2 nghìn USD; Lào đạt 470,3 nghìn USD; Nhật Bản đạt 163,7 nghìn USD; Trung Quốc đạt 46,4 nghìn USD; Hàn Quốc đạt 28,6 nghìn USD.

2. Nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 10 ước tính đạt 2.528,0 nghìn USD, tăng 4,0% so với tháng trước, các mặt hàng nhập khẩu đều tăng, trong đó: Nhập khẩu máy móc thiết bị đạt 1.577,0 nghìn USD, tăng 3,2%; hàng hoá khác đạt 455 nghìn USD, tăng 1,1%; phân bón đạt 324,0 nghìn USD, tăng 12,5%; cỏ Anphapha đạt 172,0 nghìn USD, tăng 4,2%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 10 giảm 44,8%, trong đó nhập khẩu hàng hoá khác giảm 63,6%; phân bón giảm 80,7%; bên cạnh đó một số mặt hàng nhập khẩu tăng: Cỏ Anphapha tăng 16,2%; máy móc thiết bị tăng 5,2%.

Tính chung 10 tháng, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 18.393,9 nghìn USD, giảm 26,1% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do nhập khẩu hàng hoá khác giảm 75,2%; phân bón giảm 63,7%, riêng nhập khẩu máy móc thiết bị và cỏ Anphapha tăng 7,5% và tăng 24,7%.

VIII. CHỈ SỐ GIÁ

1. Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2018 so với tháng trước tăng 0,28%, trong đó khu vực thành thị và khu vực nông thôn cùng tăng 0,28%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ, 05 nhóm có chỉ số giá tăng so với tháng trước: Giao thông tăng mạnh 1,29% (do giá xăng, dầu tăng 3,48% theo Quyết định tăng giá ngày 06/10 và Quyết định giảm nhẹ giá ngày 22/10 của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, bình quân mỗi lít xăng tăng 777 đồng/lít, dầu tăng 522 đồng/lít); hàng hoá và dịch vụ khác tăng 0,34% (chủ yếu do tăng dịch vụ cưới hỏi);hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,29% (lương thực giảm 0,11%, thực phẩm tăng 0,42%); nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,15% (chủ yếu do giá gas tăng 3,05%, giá điện sinh hoạt tăng 0,03%); thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,02% (tăng ở các mặt hàng chăn, màn, gối do thời tiết chuyển mùa, nhu cầu mua sắm tăng cao). Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số ổn định.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2018 tăng 2,38% so với tháng 12/2017 và tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo tháng 11/2018 giá cả thị trường tăng nhẹ.

2. Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ

Chỉ số giá vàng tháng 10/2018 giảm 0,08% so với tháng trước, giảm 0,50% so với tháng 12/2017 và giảm 0,75% so với cùng kỳ năm trước, giá vàng 99,99% bán ra bình quân trong tháng là 3.637.000 đồng/chỉ.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 10/2018 so với tháng trước tăng 0,22%, so với tháng 12/2017 tăng 2,77% và so với cùng kỳ năm trước cùng tăng 2,73%.

IX. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội

Trong tháng đời sống cán bộ, công nhân, viên chức và người hưởng bảo hiểm xã hội ổn định, trên địa bàn tỉnh không còn xảy ra tình trạng thiếu đói giáp hạt.

Công tác an sinh xã hội tiếp tục được các cấp chính quyền địa phương, cơ quan chức năng quan tâm thực hiện, đã tổ chức trao 200 suất học bổng trị giá 200 triệu đồng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Vân Hồ.

Ngân hàng chính sách xã hội đã thực hiện các chương trình cho vay đối với 2.152 lượt hộ, tổng số tiền 74.968 triệu đồng. Công tác tư vấn việc làm đạt 790 người, trong đó: giới thiệu và cung ứng 21 lao động cho các khu công nghiệp trong nước; 01 lao động đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc; chuyển đổi và tạo việc làm cho 1.900 lao động; tuyển sinh đào tạo dạy nghề đạt 8.547 học viên, tốt nghiệp 4.946 người.

2. Giáo dục và đào tạo

Trong tháng ngành Giáo dục tiếp tục chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ năm học 2018-2019. Triển khai và kiểm tra thực hiện phong trào thi đua "Đổi mới, sánh tạo trong dạy và học", phong trào "Hai tốt". Tổ chức thành công hội nghị triển khai nhiệm vụ giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học và giáo dục thường xuyên năm học 2018-2019. Tổ chức thi, thanh tra coi, chấm thi, phúc khảo bài thi chọn đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia. Tổ chức triển khai tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2018.

3. Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Ngành y tế tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, phát hiện sớm, khống chế kịp thời các bệnh dịch, đặc biệt là dịch sởi, cúm A(H7N9), sốt xuất huyết, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp… Trong tháng 10, xảy ra 01 ca dịch quai bị tại huyện Yên Châu, làm 29 ca mắc, không có tử vong; một số bệnh truyền nhiễm mắc rải rác: Lỵ amip 23 trường hợp, thủy đậu 32 trường hợp, quai bị 37 trường hợp, uốn ván sơ sinh 01 trường hợp, cúm 1.581 trường hợp, sởi 40 trường hợp, ho gà 08 trường hợp, tay chân miệng 23 trường hợp. Số người nhiễm HIV 15 trường hợp, tử vong do AIDS 02 trường hợp; ngộ độc thực phẩm có 64 trường hợp mắc rải rác, không có tử vong.

Tổ chức tốt công tác khám, điều trị, cấp cứu, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ với tổng số lượt khám bệnh trong tháng 10 là 122.721 lượt; số bệnh nhân điều trị nội trú 19.103 người; số bệnh nhân điều trị ngoại trú 67.826 người; số bệnh nhân chuyển tuyến 12.256 lượt, trong đó chuyển về Trung ương 484 lượt. Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về lĩnh vực y tế.

4. Văn hóa, thông tin, thể thao

Tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuyên truyền công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống ma túy, phòng chống tham nhũng, lãng phí...

Trong tháng đã tổ chức 190 buổi chiếu phim, phục vụ 51.820 lượt người xem; phát hành 06 phim; tuyên truyền giới thiệu sách 22 cuộc; phục vụ 7.850 lượt khách tham quan tại Bảo tàng tỉnh và các điểm di tích. Tổ chức triển khai kế hoạch "Tuần văn hoá - du lịch Sơn La" tại Hà Nội; phối hợp với các huyện Yên Châu, Mộc Châu và Bắc Yên tổ chức ngày hội văn hoá, thể thao cho trẻ em tại các điểm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2018.

Thể thao quần chúng đã tham gia giải cầu lông trung, cao tuổi toàn quốc năm 2018 tại tỉnh Quảng Ngãi đạt 02 HCV, 01 HCB, 01 HCĐ; phối hợp với Ban đại diện người cao tuổi tỉnh tổ chức thành công giải thể dục dưỡng sinh, cờ tướng năm 2018; phối hợp với các sở, ngành tổ chức giải cờ vua thiếu niên nhi đồng toàn tỉnh năm 2018, giải cầu lông công nhân viên chức.

Thể thao thành tích cao duy trì công tác huấn luyện, quản lý các đội tuyển tỉnh (33 VĐV), đội tuyển trẻ (83 VĐV), đội năng khiếu (44 VĐV).

Tham gia thi đấu giải vô địch Châu Á môn Pencaksilat tại Ấn Độ đạt 01 HCV; giải vô địch Taekwondo các câu lạc bộ mạnh toàn quốc năm 2018 tại tỉnh Bình Phước, đạt 02 HCV, 01 HCB, 01 HCĐ.

Phát thanh tiếng phổ thông thực hiện 93 chương trình, sử dụng 556 tin, bài, phóng sự và 111 chuyên đề, chuyên mục; tiếng dân tộc 124 chương trình, sử dụng 532 tin, bài, phóng sự, gương người tốt, việc tốt, 97 chuyên đề, chuyên mục.

Truyền hình tiếng phổ thông thực hiện 280 chương trình, sử dụng 1.092 tin, bài, phóng sự, gương người tốt, việc tốt và 255 chuyên đề, chuyên mục; tiếng dân tộc 70 chương trình, sử dụng 478 tin, bài, phóng sự, gương người tốt, việc tốt, 34 chuyên đề, chuyên mục; 10 chương trình cộng tác với VTV.

5. Công tác phòng chống ma tuý

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo 2968 đến ngày 15/10/2018 toàn tỉnh có 8.752 người nghiện ma tuý đang trong diện quản lý, trong đó có 1.717 người đang cai nghiện tập trung tại các cơ sở điều trị nghiện ma túy (trong đó 1.638 trường hợp cưỡng chế, 18 tự nguyện, 16 hỗ trợ cắt cơn), 01 người đang quản lý sau cai, 1.360 người đang điều trị bằng Methadone.

Trong tháng, toàn tỉnh phát hiện, bắt giữ 69 vụ, 91 đối tượng có liên quan đến ma tuý. Tính chung 10 tháng đã phát hiện, bắt giữ 1.004 vụ, 1.453 đối tượng; triệt xoá 71 điểm, 82 đối tượng có liên quan đến ma tuý; vận động, bắt 13 đối tượng truy nã về ma tuý. Hiện trên địa bàn tỉnh còn 09 điểm, 55 đối tượng có biểu hiện bán lẻ, chứa chấp, tổ chức sử dụng ma túy ở 30 tổ, bản thuộc 17 xã, thị trấn.

6. An toàn giao thông

Trong tháng (từ 16/9 đến 15/10), trên địa bàn tỉnh xảy ra 07 vụ tai nạn và 01 vụ va chạm giao thông, làm 05 người chết và 09 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 27,3%, số người chết tăng 150,0%, số người bị thương giảm 40,0%.

Tính chung 10 tháng năm 2018, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 105 vụ tai nạn, va chạm giao thông, làm 63 người chết và 83 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 6,3%, số người chết tăng 10,5%, số người bị thương giảm 24,5%.

7. Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ

Trong tháng 10/2018, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý 23 vụ vi phạm các quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường với tổng số tiền phạt 343 triệu đồng. Tính chung 10 tháng, đã phát hiện 367 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, trong đó xử lý 363 vụ với tổng số tiền phạt 1.738 triệu đồng.

Trong tháng, trên địa bàn tỉnh xảy ra 03 vụ cháy, nổ, thiệt hại ước tính 115 triệu đồng. Tính chung 10 tháng năm nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 29 vụ cháy, nổ làm 01 người chết, 03 người bị thương, thiệt hại ước tính 3.527 triệu đồng. So với cùng kỳ năm trước, số vụ cháy, nổ giảm 3,3%; số người chết giảm 75,0% và thiệt hại ước tính giảm 18,3%./.

Cục Thống kê tỉnh Sơn La

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1