Phát triển kinh tế tập thể là mục tiêu xuyên suốt của Đảng và Chính phủ. Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất - kinh doanh, mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống của xã viên. Thực tế cho thấy, tiềm năng phát triển khu vực hợp tác xã (HTX) rất lớn nếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ để các HTX tiếp cận được các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Ảnh: Ảnh minh họa - nguồn internet
Trong những năm qua, khu vực kinh tế tập thể, HTX có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài; ngày càng xuất hiện thêm nhiều loại hình, mô hình kinh tế tập thể, HTX hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói, giảm nghèo cho các thành viên; từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực kinh tế tập thể, HTX trong nền kinh tế quốc dân.
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn Thành phố có 73 HTX (40 HTX nông nghiệp, 01 HTX tiểu thủ công nghiệp; 01 HTX xây dựng; 14 HTX thương mại dịch vụ; 17 HTX tổng hợp), tổng nguồn vốn hơn 148 tỷ đồng; thu hút hơn 2.000 thành viên tham gia, thu nhập bình quân một thành viên hợp tác xã đạt khoảng 60 triệu đồng/năm.
Từ những kết quả đạt được có thể thấy, kinh tế hộ gia đình, HTX đang được phát triển đúng hướng, phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, vừa khuyến khích kinh tế cộng đồng thành viên HTX, vừa tôn trọng và nâng cao vị thế kinh tế hộ thành viên. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn và tiềm năng phát triển, những kết quả về phát triển kinh tế tập thể, HTX còn khiêm tốn và còn những tồn tại, hạn chế. Đó là tốc độ tăng trưởng còn thấp so với các khu vực kinh tế khác. Các HTX nhìn chung có quy mô nhỏ, phát triển không đồng đều. Liên kết hợp tác giữa các HTX với những thành phần kinh tế khác còn yếu…
Để triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) đã được UBND tỉnh đề ra, ngày 13/3/2024 Thành phố ban hành Quyết định số 452/QĐ-UBND thành lập Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể, đồng thời xây dựng Chương trình công tác năm 2024 với 05 nhiệm vụ trọng tâm và 38 nhiệm vụ chi tiết, cụ thể:
(1) Nhiệm vụ trọng tâm: 05 nhiệm vụ.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức và mọi tầng lớp nhân dân về bản chất, vị trí, vai trò của KTTT trong giai đoạn mới; xây dựng, đổi mới về phương pháp tuyên truyền, các chủ trương, chính sách có liên quan đến lĩnh vực KTTT. Chú trọng quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp được đề ra trong Nghị quyết số 23-NQ/TU ngày 31/8/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước, HTX trên địa bàn thành phố đến năm 2025; Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 25/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước, HTX tỉnh Sơn La, giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 02/02/2023 của Chính phủ, Kế hoạch số 125-KH/TU ngày 20/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch số 268/KH-UBND ngày 12/11/2023 của UBND tỉnh Sơn La.
- Huy động mọi nguồn lực để thực hiện các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm hỗ phát triển KTTT, HTX trên địa bàn thành phố Sơn La. Tăng cường hỗ trợ kết cấu hạ tầng sản xuất cho các HTX nông nghiệp, đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển KTTT theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chỉnh phủ; Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động hiệu quả trên địa bàn theo Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp hiện hành; thực hiện có hiệu quả các Đề án, Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển doanh nghiệp, HTX trên địa bàn.
- Tăng cường liên kết giữa các tổ chức KTTT với các thành phần kinh tế khác trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để phát huy tối đa hiệu quả của các tổ chức KTTT. Khuyến khích liên kết kinh tế giữa các tổ chức KTTT hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực trong địa bàn về phát triển và nâng cao năng lực hoạt động. xây dựng mô hình hợp tác xã nông nghiệp cho một số sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực, tạo sức lan tỏa trên cơ sở hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ nông sản tại thành phố Sơn La.
- Phối hợp với liên minh HTX, khai thác các nguồn lực từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX trong việc hỗ trợ các tổ chức KTTT vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư, bảo đảm công khai, minh bạch, không để thất thoát.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với KTTT
(2) Nhiệm vụ chi tiết: 38 Nhiệm vụ
- 04 Nhiệm vụ về nhận thức đúng, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- 13 nhiệm vụ về Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế thị trường.
- 08 nhiệm vụ Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể.
- 04 nhiệm vụ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nưóc đối với kinh tế tập thể.
- 05 nhiệm vụ tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể đối với phát triển kinh tế tập thể.
Trần Thu Hương - Phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND thành phố