Mai Sơn chuyển đổi nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ
Những năm trở lại đây, huyện Mai Sơn đã chuyển đổi cây trồng từ những vườn cây kém hiệu quả sang các cây trồng có kinh tế hơn. Nhiều hộ sau khi chuyển qua cây trồng mới đã tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm. Nhờ vậy, các hộ nông dân đã ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập cho gia đình.

 

Hợp tác xã trồng Dâu Tây ở Mai Sơn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

 

Hơn 5 năm qua, huyện Mai Sơn đã tập trung chuyển đổi diện tích cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang các loại cây có hiệu quả kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ; hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm.

Đến nay, toàn huyện có trên 10.560 ha cây ăn quả, tăng trên 8.000 ha so với năm 2015; sản lượng quả ước đạt trên 55.000 tấn; trong đó, có trên 1.200 ha được cấp mã số vùng trồng, gần 500 ha được cấp chứng nhận VietGAP; nhiều loại nông sản có thương hiệu, đảm bảo chất lượng, bảo đảm đáp ứng yêu cầu thị trường, phục vụ chế biến và xuất khẩu, nhiều diện tích cho thu hoạch trên 300 triệu đồng/ha/năm.

Triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Mai Sơn đã khuyến khích, vận động nhân dân chuyển đổi phương thức sản xuất kinh tế hộ sang liên kết, hợp tác, đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) để thúc đẩy phát triển nông nghiệp địa phương theo hướng bền vững. 5 năm qua, huyện đã tập trung tuyên truyền và lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ thành lập mới 15 HTX; triển khai hiệu quả các chính sách cho vay nông nghiệp nông thôn. Huyện đã xây dựng 3 vườn ươm cây ăn quả; tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ bao bì, tem, nhãn truy xuất nguồn gốc; vận động các HTX tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.

Từ năm 2016 đến nay, huyện Mai Sơn đã vận động nông dân, HTX ứng dụng ghép mắt cải tạo 1.460 ha vườn cây ăn quả; trồng mới 9.105 ha cây ăn quả giống mới. 30 hộ, 20 doanh nghiệp, HTX áp dụng công nghệ tưới ẩm, tưới nhỏ giọt 187 ha cây trồng; đầu tư 5 ha nhà lưới, nhà kính. Toàn huyện đã được cấp 31 mã số vùng trồng với tổng diện tích 1.206 ha đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Úc, Mỹ, Trung Quốc; 50 cơ sở áp dụng việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, hữu cơ với diện tích trên 600 ha. Nhiều doanh nghiệp, HTX đã đầu tư kho lạnh phục vụ cho bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, như: HTX Ngọc Lan, xã Hát Lót; HTX Thanh Sơn, xã Cò Nòi; HTX nhãn chín muộn xã Chiềng Mung; HTX Nông nghiệp và dịch vụ Ngọc Hoàng, xã Nà Bó; HTX Thương binh 27/7...

Diệp Hương

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1