Điều kiện tự nhiên
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CỦA THÀNH PHỐ SƠN LA
I- Điều kiện tự nhiên thành phố Sơn La
Sơn La là thành phố của tỉnh Sơn La nằm ở vùng Tây Bắc, Việt Nam.
Thành phố Sơn La được thành lập theo Nghị định số 98/2008/NĐ-CP ngày 03/9/2008 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận thành phố Sơn La là thành phố trực thuộc tỉnh. Thành phố Sơn La hiện là đô thị loại II.
1. Vị trí địa lý
Thành phố Sơn La là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh Sơn La có toạ độ địa lý: 21015' - 21031' vĩ độ bắc, 103045' - 104000' kinh độ đông. Có vị trí địa lý được xác định như sau:
Phía Bắc giáp huyện Mường La.
Phía Đông giáp huyện Mai Sơn.
Phía Tây giáp huyện Thuận Châu.
Phía Đông, phía Nam giáp huyện Mai Sơn
- Từ thành phố Sơn La đến các huyện lỵ trong tỉnh:
+ Từ thành phố Sơn La đến huyện Yên Châu là 64 km đi theo đường Quốc lộ 6;
+ Từ thành phố Sơn La đến huyện Mộc Châu là 120km đi đường Quốc Lộ 6;
+ Từ thành phố Sơn La đến huyện Thuận Châu là 32km đi đường Quốc Lộ 6;
+ Từ thành phố Sơn La đến Quỳnh Nhai là 92 km đi đường Quốc Lộ 6 + tỉnh lộ 107;
+ Từ thành phố Sơn La đến huyện Mường La là 41km đi đường tỉnh lộ 106;
+ Từ thành phố Sơn La đến huyện Sông Mã là 98km đi đường Quốc lộ 4G;
+ Từ thành phố Sơn La đến huyện Bắc Yên là 100km đi đường Quốc lộ 6 + Quốc lộ 137;
+ Từ thành phố Sơn La đến huyện Phù Yên là 135km đi đường Quốc lộ 6 + Quốc lộ 137;
+ Từ thành phố Sơn La đến huyện Mai Sơn là 30km đi đường Quốc Lộ 6;
+ Từ thành phố Sơn La đến huyện Sốp Cộp là 130km đi đường Quốc lộ 4G;
- Từ Hà Nội đến thành phố Sơn La là 320km đi theo đường Quốc lộ 6.
Thành phố Sơn La có diện tích là 33.514 ha, trong đó đất nông nghiệp có khả năng nông nghiệp chỉ có 6.494ha, bằng 19,4% tổng diện tích đất tự nhiên; đất lâm nghiệp có khả năng lâm nghiệp là 22.540ha, bằng 67,2% tổng diện tích đất tự nhiên; còn lại là đất đô thị; Dân số thành phố Sơn La năm 2018 là 128.470 người.
Về giao thông, Thành phố Sơn La có Quốc lộ 6 nối liền Hà Nội - Sơn La - Điện Biên. Thành phố Sơn La cách Nhà máy thủy điện Sơn La 35km và cảng Tạ Bú 25km, thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa bằng đường sông.
2. Đặc điểm địa hình
Nằm trong vùng có quá trình kaster hoá mạnh, địa hình của thành phố chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo. Một số khu vực tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng chỉnh trang đô thị, sản xuất nông nghiệp, tập trung ở trung tâm phường nội thành, các xã Chiềng Ngần, phường Chiềng Sinh và xã Chiềng Xôm. Độ cao trung bình từ 700 - 800 m so với mực nước biển.
Do đặc điểm kiến tạo địa chất với các đứt gãy điển hình, đã tạo cho thành phố nhiều dạng địa hình đặc trưng vùng núi, có địa thế hiểm trở, cát cứ, nhiều đỉnh núi cao xen kẽ các hẻm sâu, mức độ chia cắt sâu và mạnh. Diện tích đất canh tác nhỏ hẹp, thế đất dốc dưới 250 chiếm tỷ lệ thấp. Với dạng địa hình như vậy cho phép phát triển đa dạng các loại cây trồng vật nuôi nhưng cũng gây nhiều khó khăn trong việc hình thành những vùng chuyên canh có lượng sản phẩm lớn cũng như việc đưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất và canh tác
3. Khí hậu, thời tiết
Thành phố Sơn La nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tính chất lục địa, chịu ảnh hưởng của địa hình. Có hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh trùng với mùa khô, kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chiếm 25% lượng mưa trung bình trong năm, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc; mùa hè nóng trùng với mùa mưa, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 7, 8, 9. Các yếu tố cơ bản về khí hậu Sơn La như sau:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 2018 đạt 230C (*), nhiệt độ cao nhất trong năm là 28,40C diễn ra vào tháng 5, nhiệt độ thấp nhất 15,50C vào tháng 1.
- Độ ẩm không khí: trung bình/năm 78,80%, cao nhất vào tháng 12 đạt Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2019 thành phố Sơn La UBND thành phố Sơn La Trang 7 85%, thấp nhất vào tháng 5 với 69,0%. Lượng bốc hơi trung bình năm là 800mm/năm. Lượng bốc hơi quan hệ với lượng mưa phân bố không đều trong năm tạo nên một thời kỳ khô hạn gay gắt (từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 băm sau). Đây là thời kỳ lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa nhiều lần, khiến độ ẩm ở tầng đất mặt luôn dưới độ ẩm cây héo rất nhiều nên thời kỳ này rất khó canh tác cây trồng ngắn ngày nếu không chủ động được nguồn nước tưới.
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân cả năm 2018 là 1.434,1 mm/năm với 215 ngày mưa/năm. Lượng mưa phân bổ không đều, tập trung nhiều nhất vào các tháng 6, 7, 8, 9 với lượng mưa chiếm 69% lượng mưa cả năm.
- Nắng: Tổng số ngày nắng năm 2018 là 2.115,7 giờ, tập trung chủ yếu vào các tháng 4, 5, 6 kèm theo gió nóng (gió Lào). - Gió: Thịnh hành theo hai hướng là gió mùa Đông - Bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau và gió Tây - Nam xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9. Đặc biệt từ tháng 3 đến tháng 5 còn chịu ảnh hưởng của gió nóng (gió Lào). Số ngày bị ảnh hưởng của gió nóng 15 - 18 ngày/năm. Tốc độ trung bình đo được là 0,8 - 1,90 m/s, tốc độ gió cực đại 28 m/s. Thành phố Sơn La năm sau trong nội địa, được các dãy núi che chắn không bị ảnh hưởng của Bão song thỉnh thoảng vẫn có lốc cục bộ.
4. Thuỷ văn
Do địa hình phức tạp chia cắt mạnh tạo cho thành phố có một hệ thống suối, khe khá phong phú, song phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng thấp. Trên địa bàn thành phố có suối Nậm La, chiều dài 25 km, ngoài ra còn nhiều suối nhỏ nằm rải rác ở các xã Hua La, Chiềng Cọ, Chiềng Đen, Chiềng Xôm. Lưu lượng dòng chảy biến động theo mùa, mực nước thường thấp hơn so với bề mặt canh tác gây nhiều khó khăn cho sản xuất. Dòng chảy của các suối này là nguồn cung cấp nước chủ yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
Ngoài ra thành phố cũng có hệ thống các công trình thủy lợi dày đặc: 5 đập xây, đập bê tông, 06 phai rọ thép xếp đá học loại vừa và nhỏ, 15 pphai tạm, 06 trạm thủy nông và 48 hồ chứa các loại. Công trình thủy lợi Bản Mòng do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư đang được xây dựng có hồ chứa gần 8 triệu m3 nước ở vùng thượng nguồn suối Nậm La. Do cơ chế kiến tạo địa chất và thủy văn đặc biệt nằm trong vùng đá vôi, quá trình karst diễn ra mạnh tạo nhiều hang ngầm và đây cũng là do ảnh hưởng nhiều đến chế độ thủy văn của thành phố.
II- Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất
Hầu hết các loại đất ở thành phố có độ dày tầng đất từ trung bình đến khá, có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, tỷ lệ mùn và các chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá, độ chua trung bình, nghèo bazơ trao đổi, đất thiếu lân, kali và các chất dễ tiêu. Tuy nhiên là địa bàn thuộc khu vực cao nguyên Sơn La - Nà Sản là nơi phân bố các loại đất có độ phì cao, tầng đất dầy mang lại ưu thế để canh tác một loại cây có giá trị kinh tế mang lại hiệu quả năng suất cao.
2. Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của thành phố là 9.882,60 ha, chiếm 30,55% diện tích tự nhiên. Trong đó, diện tích rừng sản xuất là 2.169,02 ha, diện tích rừng phòng hộ là 7.672,81 ha, diện tích rừng đặc dụng là 40,77 ha. Trước đây, trên địa bàn thành phố, diện tích đất rừng còn nhiều, rừng có thảm thực vật phong phú với nhiều loài thực vật quý, hiếm như Đinh, Sến, Lát Hoa, ... trong vùng cũng có nhiều loài động vật là các loài thú, chim, bò sát, ... có giá trị đặc trưng vùng. Tuy nhiên những năm trở lại đây quá trình khai thác không hợp lý, diện tích đất rừng bị suy giảm mạnh, nhiều loại gỗ quý hiếm, thảo dược và động vật đã biến mất; mật độ che phủ rừng không cao, thảm thực vật tự nhiên còn lại thưa thớt. Để tăng độ che phủ rừng cũng như tăng cường môi trường, vấn đề trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, bảo vệ rừng thời gian qua đã được các cấp chính quyền quan tâm, triển khai thực hiện nhiều diện tích rừng đã và đang được các tổ chức, cá nhân khoanh nuôi bảo vệ, phát triển.
3. Tài nguyên khoáng sản
Thành phố có địa hình đồi núi bị chia cắt bởi các khe suối, cấu trúc địa chất phức tạp, khoáng sản ở đây đã được điều tra nghiên cứu trên nhiều vùng với các mức độ khác nhau nhưng chưa đầy đủ. Trong những năm tới cần có các nghiên cứu, thăm dò cụ thể hơn về nguồn tài nguyên này để có kế hoạch đầu tư và khai thác hiệu quả. Hiện tại trên địa bàn thành phố có một số mỏ như: Vàng gốc bản Cằm xã Hua La; sét xi măng ở phường Chiềng Sinh, trữ lượng 110.000 ngàn tấn; sét gạch ngói Bản Dửn, xã Chiềng Ngần; đá vôi xi măng Chiềng Sinh; đá vôi bản Hôm, xã Chiềng Cọ.
III- Địa giới hành chính
Thành phố Sơn La có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 7 phường: Chiềng An, Chiềng Cơi, Chiềng Lề, Chiềng Sinh, Quyết Tâm, Quyết Thắng, Tô Hiệu và 5 xã: Chiềng Cọ, Chiềng Đen, Chiềng Ngần, Chiềng Xôm, Hua La.
IV- Tiềm năng kinh tế
1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Thành phố Sơn La là đô thị trung tâm của tỉnh, đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, đô thị hoá nhanh, tiềm năng đất đai sẽ trở thành nguồn lực cho đầu tư phát triển và là yếu tố thu hút các nhà đầu tư quan tâm đầu tư trực tiếp vào phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.
Về lợi thế phát triển kinh tế, hệ thống giao thông kết nối thành phố Sơn La với các tỉnh trong vùng ngày càng được nâng cấp như: Quốc lộ 6 nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc; tuyến cao tốc Hòa Bình - Sơn La đã được quy hoạch và chuẩn bị đầu tư tạo mạng lưới giao thông thuận lợi.
Chỉ đạo các cơ sở sản xuất công nghiệp, TTCN nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh trên địa bàn
Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp hợp tác xã tham gia các chương trình kết nối sản phẩm nông sản để quảng bá, tiêu thụ, xuất khẩu: Hội chợ thương mại Xuân Sơn La năm 2020, Hội chợ Hoa Xuân năm 2020, Tuần lễ mận và nông sản Sơn La tại Hà Nội, Hải Phòng,… nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản của thành phố đến người tiêu dùng và các tỉnh, huyện bạn nhằm mục tiêu tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản
Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, chính sách thu hút đầu tư cởi mở, hấp dẫn…, là điều kiện quan trọng để thành phố Sơn La chào đón các nhà đầu tư đến với Sơn La để cùng hợp tác và cùng phát triển.
2. Tiềm năng du lịch
Các di tích lịch sử gắn với Thành phố Sơn La như: Văn bia Quế Lâm Ngự Chế (Đền thờ Vua Lê Thái Tông) và Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La; Hang Thẩm Tát Tòng; Bản Mòng;
Đến với Thành phố Sơn La, du khách sẽ được ngắm nhìn một vùng núi non hùng vĩ và khám phá về giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc vùng Tây Bắc, cũng như cuốn hút trong vòng xòe, ngây ngất say trong men rượu cùng với những nét văn hóa đặc sắc của 12 dân tộc anh em.
Giữa cái rất riêng của 12 dân tộc ấy là những nét rất chung, đó là sự giao hòa giữa các nền văn hóa. Những tiềm năng về thiên nhiên và bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, cộng với con người bản địa mộc mạc, thân tình và vô cùng hiếu khách... đã và đang là những điều kiện, là lợi thế để xây dựng ngành du lịch Sơn La ngày càng phát triển./.
Hồng Thủy, phòng Văn hóa và Thông tin - Tổng hợp